Học Tri Thức Luận (TOK) tại VFIS
Tri Thức Luận (Theory of Knowledge - TOK) là môn học tập trung về sự hiểu biết. Tại VFIS, giáo viên đảm bảo việc học tập diễn ra mọi lúc và quá trình học tập phải tạo ra kiến thức. Học sinh tiếp nhận thông tin qua nhiều cách khác nhau như: nhìn và nghe (nhận thức bằng giác quan), bằng kinh nghiệm (trí nhớ), bằng chữ số (lý trí), bằng việc giao tiếp (ngôn ngữ) và thậm chí qua cảm tính (trực giác). Tri Thức Luận tập trung vào việc tìm hiểu kiến thức là gì (trái ngược với thông tin, dữ liệu, trí tuệ hoặc sự thật hiển nhiên) và khám phá cách chúng ta biết những gì chúng ta biết.
Một số ý kiến cho rằng kiến thức chính là sức mạnh, trong khi số khác quan niệm đôi khi không biết nhiều lại hạnh phúc. Dẫu vậy, việc quan niệm thế nào cũng đều cần dựa vào kiến thức để giúp quan điểm được hình thành. TOK thử thách học sinh (với tư cách là người tìm hiểu) có kiến thức sâu hơn về những gì chúng ta biết và làm thế nào chúng ta biết được điều đó. Bằng cách truy cập vào cấp độ kiến thức cơ bản, học sinh sẽ luôn tò mò về mặt học thuật trong quá trình học tập cũng như cuộc sống. Sau cùng, trí tò mò sẽ mở rộng tầm mắt, và với tầm nhìn rộng mở sẽ giúp các em sẵn sàng đón nhận khi cơ hội gõ cửa.
Có nhiều phương pháp dạy và học được triển khai trong bộ môn TOK. Điều này đặc biệt đúng khi các học sinh khác nhau có điểm mạnh ở các phạm vi kiến thức (AOK) khác nhau. Một số học sinh giỏi Toán và Khoa học trong khi số khác lại tự tin hơn về Văn học, Tâm lý học hay Kinh tế. TOK được giảng dạy thông qua việc sử dụng các đồ vật hàng ngày để thảo luận những kiến thức của chúng ta về chúng hoặc có thể được dạy thông qua việc xem lại các lý thuyết khoa học. Sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy giúp tăng cường sức mạnh tổng hợp của thảo luận trong bộ môn TOK, từ đó khơi dậy niềm đam mê học tập sâu sắc hơn của học sinh.
Bày tỏ, chia sẻ và khám phá. Đó là cách môn học TOK được giảng dạy và học tập tại VFIS. Vì TOK là bộ môn kiến thức về kiến thức nên trước tiên giáo viên sẽ trình bày và chia sẻ những am hiểu của bản thân dưới nhiều hình thức khác nhau từ triển lãm đến bài tiểu luận. Trong các buổi “Trình bày và Kể chuyện”, giáo viên và học sinh cùng khám phá kiến thức của mình trong các lĩnh vực khác nhau thông qua nhiều cách hiểu biết khác nhau bằng cách sử dụng các đồ vật, bài viết hoặc từ chính kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.